tìm kiếm
CHUYÊN MỤC
Bài viết mới nhất
Bài 1 trong loạt bài viết về nguồn gốc, xuất xử của rượu Đế Gò Đen: Vì sao gọi là “rượu Đế” hoặc ngầm hiểu “Đế” là rượu?
Vì sao gọi là “rượu Đế” hoặc ngầm hiểu “Đế” là rượu?
1/ Sơ lược về cây đế.
Cây đế hay bụi đế (saccharum arundinaceum) là một loài thực vật họ hòa Thảo (Poaceae) có bông màu tím; khác với lau sậy (S. spontaneum) hay lau lách (S. ravennae) (gắn liền với chuyện “Cờ lau tập trận” hay với bài hát “Sương trắng miền quê ngoại” của Vũ Đình Miên) có bông màu trắng.
Cây đế cao đến 1.6 mét lá có nhiều răng cưa sắt bén.
2/ Và sao gọi là “rượu Đế” hay “Đế”?
Đời sống và lễ nghi ở xứ ta bị chi phối nhiều bởi nho giáo do đó quan niệm “vô tửu bất Thành lễ” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Trong các việc trọng đại: quan- hôn- tang- lễ ở xứ ta đều có mặt của rượu. Vì vậy nấu rượu, chưng cất rượu là việc đã có từ lâu đời ở nước ta.
“ Tướng sĩ một lòng phụ tử
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhượng 3 tỉnh miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp và đến 1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Từ đây dành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất: gạo, muối và rượu (và sau này là cả thuốc phiện).
Tên gọi “rượu Đế” hay gọi tắt là “Đế” ra đời từ đây, bởi vì người dân phải nầu rượu, cất dầu rượu ở những đám đế, bụi đế rậm rạp, lá có gai cắt da thịt để tránh sự lung sụt, bắt bớ “rượu lậu”của lính Đoan, Tàu Cáo.
“Rượu ta nấu chúng cho rượu lậu
Muối ta làm chúng bảo muối gian”
Á tế á ca- khuyết danh
Và đây là bước ngoặc cho quá trình hình thành nên cái tên “Đế Gò Đen”
Tác giả: Công Ty Cổ Phần SX KD Đế Gò Đen