Rượu Đế

Bài 2 trong loạt bài viết về nguồn gốc, xuất xử của rượu Đế Gò Đen: Tên gọi: “ Rượu Đế” hoặc “Đế” hình thành ở miền Nam từ những năm Nam kỳ lục tỉnh bị chiếm đóng (1867). Nhưng tại sao chỉ là “Đế Gò Đen” ? và nó lại được biết đến nhiều hơn cả?

  1. Sau thất bại của phong trào phản thanh phục minh ở Trung Quốc, Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch đến tỵ nạn và lập nghiệp ở các vùng Mang Khảm (Hà Tiên), Cù Lao Phố (Biên Hòa), Mỹ Tho (Định Tường), góp phần đưa các vùng đất này phát triển sầm uất.

Năm 1698 tại vùng Phiên Trấn (Gia Định và sau này là Sài Gòn- Chợ Lớn) hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh (nay còn Đình Minh Hương Gia Thạnh số 380, Trần Hưng Đạo, Quận 5 TP.HCM). Ở đây là nơi nhóm Bình Dương thị xã do Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định tề tựu, gặp gỡ nhiều nhân sĩ cũng xướng bại thi ca, luận bàn thế sự vào những năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

Có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:

“Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng.

Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương”

Câu trên đã chỉ ra vị trí đầu bảng của người dân làng Minh Hương trong sự lượng giá của công chúng thời ấy. Việc đánh giá như vậy có thể do tính chất sang trọng, thành thị của nó khác với tính chất quê mùa của thôn làng nông nghiệp.

Đến năm 1778 quân Tây Sơn đàn áp người Hoa ở Cù lao phố và sự việc tái diễn năm 1782 do họ đã ủng hộ quân đội nhà Nguyễn. Do đó từ năm 1778 người Hoa từ Cù lao phố đã chuyển đến vùng Gia Định sinh sống góp phần cho vùng đất này phát triển bật nhất Nam Kỳ Lục tỉnh.

  1. Sau khi chiến trọn Nam Kỳ (1867), 1870 nhà máy xay xát đầu tiên ở nước ta được xây dựng tại Chợ Lớn để phục vụ cho việc kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo của chính quyền pháp lúc bấy giờ.
  2. Trên bản đồ Nam Kỳ (Basse Cochinchine) 1878 đã thấy ghi ký hiệu của “chợ” (marché) và chữ “Gò Đen” khá rỏ rang (kể cả dấu “huyền” trên chữ GÒ) và bên cạnh đó là đường “dây thép” và đường bươu điện cũng đi ngay đây. Chữ Bến Lức viết to, khá rõ và được ký hiệu là quân đội (poste militaire). Như vậy cho thấy địa danh Gò Đen, Bến Lức đã có rất sớm, trể nhất là từ thế kỷ 19 và thuộc địa phận tỉnh Chợ Lớn.
  3. Tài liệu của ngành đường sắt, thì tuyến Sài Gòn- Mỹ Tho dài 71km được khởi công sớm nhất ở nước ta 1881 và đến 1885 thì hoàn thành, và tuyến đường sắt này cũng đi ngang chợ Gò Đen mà đến nay vẫn còn dấu tích nhà ga xe lửa.
  4. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: Cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rỏ nhưng theo sự hiểu biết của ông thì:

Đêm 16/11/1918 tại nhà hát Tây Sài Gòn có diển tuồng:” Việt nhứ gia” (tức Gia long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.

Sau đêm này, André Thận và sau nửa là Thầy Năm Tú đã đưa cải lương lên Sân khấu Thiệt Thọ. Năm 1922, tuồng “Trang tử thử vợ” và tuồng “Kim Vân Kiều” diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp chợ lớn và rạp Moderne Sài Gòn. Lúc này cải lương mới hình thành thật sự.

Chúng tôi lang man qua các mục 1.; 2.; 3.; 4.; 5.; chỉ với mục đích chứng tỏ vùng đất Gia Định (thời nhà Nguyễn) – Sài Gòn, Chợ Lớn (thời Pháp thuộc)- Sài Gòn (thời VNCH) và TP. Hồ Chí Minh ngày nay là vùng đất phát triển và năng động bật nhất Việt Nam từ những ngày đầu hình Thành và Gò Đen là khu vực nội hàm gắn liền với Sài Gòn, chợ lớn hơn 300 năm nay.

Câu hát ru:” Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngon tỏ, ngọn lu”

Như sự khẳng định đẳng cấp đô thị và sự phồn hoa đo hội của đất Sài Gòn- Chợ Lớn.

Đứng ở góc độ thị trường, ta dể thấy rằng rượu Đế Gò Đen đã phải chịu sự thẩm định- chuyển mình- sang lọc một cách khắt khe biết bao nhiêu?

Đế Gò Đen như một cô gái quê đã phải cạnh tranh trực diện với rượu Tây, rượu Tàu,….. tiềm lực biết bao nhiêu để tồn tại trước khi lan tỏa khắp Nam Kỳ lục tỉnh và vươn xa hơn nữa.

Chúng tôi xin mượn câu chuyện kể về nhà thơ Tản Đà để làm lời kết cho sự nổi tiếng của Đế Gò Đen:

Những năm 1928 Tản Đà được chủ bút báo tiếng Pháp tờ Đông Pháp Thời báo mời vào Sài Gòn- Chợ Lớn làm việc, ông đã rất thích ăn nem Thủ Đức, uống rượu Gò Đen, tắm suối Xuân Trường qua câu “Nem Thủ Đức, rượu Gò Đen Bến lức” để sau này trở về Bắc làm cho tờ An Nam tạp chí ông đã thốt lên:

“Ngày dài ta nhớ đất Nam Trung

Mây nước xa trông cách vạn trùng

Cánh nhạn bên giời không chiếc bóng

Vừng giăng mặt biển đã mười đông

Sài Gòn- Chợ Lớn ai qua lại?

Thủ Đức Xuân Trường khách vắng đông?

Ngồi nhớ người xa thêm nhớ cảnh

Xa xôi ai đó nhớ nhau cùng?

1973, Tản Đà toàn tập 2002.

Phần sau xin nói về sự khác biệt đột phá để làm nên danh tiếng Đế Gò Đen.

Tác giả: Công Ty Cổ Phần SX KD Đế Gò Đen

d4d9e9bd0004e65abf15

Gò Đen